Để có một bộ rèm cửa vừa vặn, đẹp mắt và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng thì việc đo đạc chính xác là vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đo rèm cửa chính xác nhất, giúp bạn tự tin thực hiện tại nhà:
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, đừng lo lắng, với những hướng dẫn chi tiết dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Hướng dẫn đo rèm cửa chính, rèm cửa sổ tại nhà.
1. Cần lưu ý những gì khi đo rèm?
Trước khi bắt đầu đo rèm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng hỗ trợ để có thể đo nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.
- Cân nhắc kiểu rèm để chọn cách đo:
Mỗi loại rèm (rèm vải, rèm cuốn, rèm roman...) có cách đo và tính toán phần thừa khác nhau. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn, nên tìm hiểu trước các loại rèm để chọn loại rèm yêu thích rồi đo cho phù hợp.
>> Tham khảo: Các kiểu rèm hiện nay
- Sử dụng thước dây chuyên dụng:
Để đảm bảo đo chính xác từng milimet, bạn nên sử dụng thước xếp loại hay dùng trong xây dựng để đo cho dễ dàng.
Điểm tiện dụng ở loại thước này là có thể kéo dài ra nhiều mét và đo độc lập, không cần ai hỗ trợ mà vẫn đảm bảo có thể đo chính xác, không bị chùn thước, sai số.
Đo rèm cửa nên chọn thước đo chuyên dụng cho chính xác.
- Đo nhiều lần:
Kiểm tra lại các số đo để tránh sai sót. Nhất là nếu bạn đo nhiều cửa hoặc khung cửa quá rộng, quá cao thì tay sẽ dễ bị tê mỏi, sai số.
Cho nên cần đo kỹ thêm một vài lần ngay tại lúc đó để đảm bảo không có sai số nào giữa các lần đo.
- Ghi chép chính xác
Sau khi lấy số đo, hãy viết liền vào sổ tay hoặc ghi chú vào điện thoại. Trong đó ghi rõ vị trí nào ra vị trí đó để tránh trùng lặp, đặt sai rèm...
- Tham khảo ý kiến của thợ rèm:
Nếu không tự tin, hãy nhờ đến sự tư vấn của những người có chuyên môn đo lắp rèm cửa để nhờ họ đo giúp, phụ đo chứ không nên đo tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm của bộ rèm.
Rèm cửa Sương Tuyết chuyên tư vấn và đo lắp tận nơi.
2. Các bước đo lắp rèm cửa:
2.1. Xác định vị trí lắp đặt thanh rèm
- Lắp lọt lòng cửa: Rèm sẽ được lắp đặt hoàn toàn bên trong khung cửa.
- Lắp phủ bì: Rèm sẽ phủ ra ngoài khung cửa, che kín toàn bộ phần khung để đảm bảo không hở bất cứ chỗ nào.
Cho dù sử dụng phương pháp nào thì cũng chỉ cần đo chính xác kích thước của khung cửa, rồi sau đó tùy cách lắp mà cộng thêm sai số tùy chọn vào để lắp cho đúng.
Hình ảnh minh họa vị trí đo rèm.
Lưu ý là cần quan sát thử khung cửa có bị hẹp không, nếu hẹp quá hoặc bị cấn tay nắm cửa thì chỉ lắp phủ bì, không thể lắp lọt lòng được. (theo minh họa).
Ngoài ra, cần đo cả kích thước phía trên, ở giữa và phía dưới cùng của ô cửa, đề phòng khi xây gạch và tô tường bị nghiêng, khiến rèm bị lệch theo.
2.2. Tính số đo chiều rộng:
- Lắp lọt lòng: Đo chính xác khoảng cách giữa hai cạnh trong của khung cửa. Trừ đi khoảng 1cm để rèm hoạt động trơn tru, không bị cấn víu.
- Lắp phủ bì: Đo từ mép trong của khung cửa bên trái sang mép trong của khung cửa bên phải. Cộng thêm khoảng 5-10cm mỗi bên để rèm phủ kín cả khung cửa cho đẹp.
- Riêng với rèm vải thì chiều rộng phủ bì mỗi bên nên công thêm 15-20cm phủ cả ô một đoạn lớn thì mới đẹp.
2.3. Tính số đo chiều cao:
Đo sát mép trên cùng của khung cửa đến mép dưới cùng.
- Lắp lọt lòng: Giữ nguyên thông số chiều cao của ô cửa vừa đo để đặt rèm.
- Lắp phủ bì: Từ mép trên khung cửa cộng thêm 10-15cm lên phía trên để lắp hộp rèm. Phía dưới cũng cộng thêm tương tự cho rèm phủ khung.
- Riêng đối với rèm vải cửa chính thì phải trừ 5-10cm ở dưới cùng để tránh rèm bị quết đất. Phía trên thì từ khung tính lên 20cm nữa.
Lưu ý: Nếu có phào, nẹp hoặc các vật cản khác trên cửa thì hãy đo đến vị trí trên cùng của vật cản đó để phủ nó lại luôn.
Minh họa chi tiết hai kiểu lắp rèm cửa sổ.
2.4. Ghi chép số đo và đặt hàng
Sau khi đo được ô nào thì cần ghi cả thông số đầy đủ và ngay lập tức vào để tránh nhầm lẫn với các ô khác và về đặt hàng.
Như vậy, sau khi làm đầy đủ các bước trên thì bạn chỉ cần chờ ngày lấy rèm về lắp đặt là đã có được những bộ rèm đẹp mắt ưng ý.
3. Chi tiết cách đo, lắp rèm cửa phủ bì
Rèm phủ bì, hay còn gọi là rèm ẩn, là loại rèm được thiết kế để cuộn lên bên trong khung cửa sổ hoặc khung cửa ra vào, tạo ra một diện tích đồng nhất với cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Nó thường được sử dụng trong các không gian sang trọng, hiện đại và gọn gàng.
3.1. Các bước đo lắp rèm phủ bì
Để lắp rèm cửa sổ này, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
Cách lắp rèm cửa phủ bì.
- Bước 1: Đo kích thước khung cửa sổ hoặc cửa ra vào và chọn kích thước phù hợp của rèm cuốn phủ bì.
- Bước 2: Thông thường, khung rèm sẽ được lắp đặt lọt gọn vào các thanh nẹp bên trong của khung cửa sổ hoặc cửa ra vào.
- Bước 3: Lắp thanh cuốn rèm lên khung rèm cuốn phủ bì. Nếu rèm của bạn là loại tự động, hãy lắp động cơ và các thiết bị điều khiển theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 4: Kéo rèm xuống và căng rèm tới đúng vị trí mong muốn.
- Bước 5: Bảo trì và vệ sinh rèm thường xuyên để đảm bảo tuổi thọ và độ bền của rèm.
Bộ rèm nhôm lắp phủ bì ngoài thực tế.
3.2. Khi nào thì lắp rèm phủ bì?
Đối với rèm cửa sổ thì tất cả các loại đều có thể lắp phủ bì. Còn khi lắp rèm cửa chính như rèm vải một lớp, hai lớp, thì bắt buộc phải làm rèm phủ bì, che cả ông cửa lớn để tránh ánh sáng lọt vào trong.
Cận cảnh rèm vải phủ bì cản nắng tốt và sang trọng.
Ưu điểm của loại rèm này là dễ đo, dễ lắp, nếu không may đo sai số ít thì cũng có thể đảm bảo cửa được che phủ đầy đủ và trái lại, nếu đo rèm lọt lòng bị sai số thì thành phẩm nếu nhỏ sẽ bị lọt ánh sáng vào.
4. Chi tiết cách đo, lắp rèm cửa lọt lòng
Rèm cửa lọt lòng là một loại rèm được thiết kế để cuộn tròn bên trong khung cửa sổ, tiện lợi, gọn gàng và thích hợp với nhiều loại không gian.
4.1. Các bước đo lắp rèm lọt lòng:
- Bước 1: Đo kích thước khung cửa sổ và chọn kích thước phù hợp của rèm lọt lòng.
- Bước 2: Lắp khung rèm lọt lòng lên trần hoặc bên trong khung cửa sổ. Khung rèm sẽ được lắp đặt vào các thanh nẹp bên trong của khung cửa sổ.
- Bước 3: Gắn miếng dán kéo rèm lên đầu khung rèm. Đây là miếng dán có chức năng giữ rèm và giúp rèm không bị cuốn lên quá cao.
- Bước 4: Kéo rèm xuống và căng rèm tới đúng vị trí mong muốn.
- Bước 5: Bảo trì và vệ sinh rèm thường xuyên để đảm bảo tuổi thọ và độ bền của rèm.
Cách lắp rèm cửa lọt lòng.
Lưu ý rằng quá trình lắp đặt rèm cuốn lọt lòng khá đơn giản nhưng cần phải chính xác trong việc đo kích thước để chọn được kích thước phù hợp.
Nếu bạn không tự tin về khả năng lắp đặt của mình, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia hoặc các nhà thầu lắp đặt rèm chuyên nghiệp.
Bộ rèm cuốn lắp lọt lòng đẹp mắt ngoài thực tế.
4.2. Khi nào thì lắp rèm lọt lòng?
Hầu hết các loại rèm cuộn được như: Rèm cuốn trơn, rèm cầu vồng, rèm gỗ, rèm nhôm... và rèm vải lắp âm trần thạch cao thì đều có thể lắp lọt lòng được.
Tuy nhiên, nên lưu ý là nếu cửa có tay nắm quá to, lồi ra cả mặt ngoài khung thì không thể lắp rèm lọt bên trong vì nó sẽ bị cấn, nhô lên.
Ngoài ra, nó cũng không thể dùng cho cửa sổ có độ dày tường, khuôn quá nhỏ vì không bắn hộp rèm vào được.
Khung cửa có tay nắm quá lớn thì sẽ bị cấn khi lắp rèm lọt lòng.
5. Mẹo phối màu rèm cửa đẹp cho cửa chính, cửa sổ
Việc phối màu rèm cửa đúng cách sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên hài hòa và ấn tượng hơn. Dưới đây là một số mẹo phối màu rèm cửa mà bạn có thể tham khảo:
Việc phối màu rèm đẹp mắt có vai trò rất quan trọng cho không gian căn phòng.
- Phối màu rèm với màu sơn tường: Chọn màu đồng nhất (màu đậm hơn hoặc nhạt hơn) để đem đến sự hài hòa cho căn phòng hoặc màu tương phản (sáng - tối, đỏ-đen...) để tạo điểm nhấn, làm nổi bật không gian.
- Phối màu rèm cửa theo màu nội thất: Nhằm tạo sự liên kết giữa các đồ vật trong phòng với nhau giúp tôn lên vẻ đẹp chung cho không gian bài trí.
- Phối màu rèm cửa theo phong cách thiết kế: Bao gồm các phong cách hiện đại, cổ điển, phong cách tự nhiên, đơn giản và không cầu kỳ.
>> Xem thêm tại đây: Bí quyết phối màu rèm cửa đẹp
Một cách phối màu rèm đối lập với nội thất để tạo điểm nhấn.
6. Rèm cửa Đà Nẵng chính hãng 10+ chủng loại
Hiện tại, rèm cửa đang có các loại: Rèm vải 1 lớp, rèm vải 2 lớp, rèm gỗ, rèm nhôm, rèm cầu vồng, rèm cuốn trơn, rèm lá dọc, rèm Roman, rèm nhựa PVC, rèm tổ ong, rèm ba lớp...
Tất cả đều đang được cung ứng và phân phối tại công ty chăn ga gối đệm, rèm cửa Sương Tuyết Đà Nẵng.
Chúng tôi đã và đang thi công, lắp đặt cho hàng nghìn nhà ở, công trình, văn phòng, resort, khách sạn lớn nhỏ trên địa bàn thành phố và nhiều khu vực lân cận như: Lắp rèm khách sạn Casamia Hội An, rèm nhà hàng Lẩu nướng Seoul, rèm căn hộ FPT, chung cư HAGL, rèm tòa soạn báo Nhân Dân, văn phòng Đông Đô, sân bay Đà Nẵng...
>> Xem công trình rèm cửa Sương Tuyết lắp đặt tại đây: Rèm cửa Sương Tuyết Đà Nẵng
Cửa hàng Rèm cửa - Chăn ga gối đệm Sương Tuyết.
Rèm cửa ngoài trời của Sương Tuyết Đà Nẵng được thiết kế để chịu được mọi điều kiện thời tiết và bảo vệ khỏi tia UV và gió mạnh.
Chúng tôi cung cấp một loạt các loại rèm ngoài trời bao gồm rèm che nắng quán ăn ngoài trời và rèm tiệc ngoài trời để tạo ra không gian ngoài trời ấm cúng và thoải mái.
Sương Tuyết tự hào đã thi công rèm cửa cho rất nhiều đơn vị nổi bật như:
Sương Tuyết chuyên nhận may sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, với tiêu chí:
- Nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Giá thành rẻ, chất lượng cao, bảo hành nghiêm túc.
- Đo, may theo ý khách hàng, thời gian trả hàng nhanh chóng.
- Đội ngũ giỏi, tư vấn nhiệt tình, miễn phí vận chuyển nội thành.
- Hơn 10000 mẫu vải đầy đủ chất liệu, màu sắc, hoa văn.
- Miễn phí vận chuyển nội thành Đà Nẵng.
Bằng cách làm theo hướng dẫn này, bạn hoàn toàn có thể tự đo rèm cửa một cách chính xác và chọn được bộ rèm ưng ý cho ngôi nhà của mình.
Nếu cần tư vấn về các loại rèm cửa tại Đà Nẵng, hãy liên hệ ngay cho rèm cửa Sương Tuyết để được tư vấn và báo giá.
📞Hotline: 0935.254.866
📍 Showroom: 80 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
🌐Website: suongtuyet.com
Thảo luận về Hướng Dẫn Đo Lắp Rèm Cửa Chuẩn Xác Để Có Bộ Rèm Ưng Ý