Danh mục sản phẩm

Nệm Foam

Bài viết liên quan

Nệm Foam là một sản phẩm chất lượng với độ êm ái tốt, độ đàn hồi cao và nâng đỡ cơ thể một cách tối ưu.
Foam là gì?, nệm foam có gì tốt?, nệm memory foam, nem PU Foam có giá bao nhiêu?
Nệm Đà Nẵng Sương Tuyết xin giới thiệu về chất liệu Foam, ưu nhược điểm của dòng nệm Foam.

Xem thêm

Nệm Foam

(Tổng 0 sản phẩm)

Không có sản phẩm nào hoặc sản phẩm đang chờ được cập nhật...

Là dòng nệm được ra đời sau các dòng nệm truyền thống như nệm cao su thiên nhiên, nệm bông ép… Tuy nhiên, nệm Foam đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Nó thường được xem là nệm cao su nhân tạo, là một sản phẩm chất lượng với độ êm ái tốt, độ đàn hồi cao và nâng đỡ cơ thể một cách tối ưu.

Khi đi mua nệm, ngoài chuyện giá cả ra chúng ta thường có những thắc mắc và câu hỏi dành cho người bán như: Nệm nào nằm chống đau lưng?, nệm gì nằm hợp cho người già?, nệm gì nằm không quá cứng?

Lúc đó, nhiều cửa hàng sẽ giới thiệu về nệm Foam với các ưu điểm như: Đàn hồi tốt giống như nệm cao su thiên nhiên, an toàn cho da, nâng đỡ tốt, giá thành rẻ… Tuy nhiên, thực chất Foam là gì?nệm foam có gì tốt? mà được so sánh với nệm cao su thì rất nhiều khách hàng sẽ không có thời gian để được giải đáp thấu đáo được.

Vì vậy, chăn ga gối đệm Sương Tuyết sẽ giúp khách hàng thõa đáp được những thắc mắc của mình về chất liệu Foamưu nhược điểm của dòng nệm Foam.

1. Foam là chất liệu gì

     1.1. Foam là gì?

Foam là một loại chất liệu hỗn hợp dạng rắn hoặc lỏng, được tạo ra từ từ nhiều bọt khí liên kết với nhau theo kiểu mạng lưới nên rất chặt chẽ.

Vì ở dạng bọt nên ưu điểm của Foam là trọng lượng nhẹ, tỷ trọng thấp nên được dùng để tạo ra những sản phẩm có độ mát mẻ cao hoặc dùng làm nguyên liệu cách nhiệt, một số thể loại này còn được dùng để dập tắt những đám cháy do dầu gâu ra.

Chất liệu này có thể biến đổi cấu trúc dạng mềm hoặc cứng tùy vào mục đích sử dụng, sản phẩm cần tạo ra…

    1.2. Cấu trúc của Foam

Foam có 2 dạng cơ bản: cấu trúc lỗ hổng và cấu trúc ô kín.

  • Cấu trúc theo dạng ô kín

Là cấu trúc có hệ thống lỗ và mật độ Foam dày đặc và được nén chặt lại với nhau tạo thành một khối hoàn chỉnh. Sau đó nó được mang ra tạo hình trong quá trình tạo ra sản phẩm.

  • Cấu trúc lỗ hổng

Gồm nhiều lỗ hổng liên kết với nhau thành một mạng lưới liên kết chặt chẽ, có thể hình dung nó có dạng như các phần tử trong tế bào được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các điểm neo tiếp xúc.

    1.3. Các loại của Foam

Foam có 4 loại chính, bao gồm: PVC foam, Foam PU, PE và Memory Foam.

  • PVC Foam:

Là sự kết hợp giữa nhựa PVC và Foam cùng nhiều chất phụ liệu khác trong khâu sản suất để tạo ra sản phẩm. PVC thì đã khá quen thuộc với con người khi được hiểu nôm na là nhựa tổng hợp. Chúng được trộn với nhau theo quy chuẩn về tỉ lệ, sau đó được ép chặt để tạo hình tốt cho sản phẩm.

Ưu điểm của PVC Foam là thừa hưởng được những đặc điểm của các chất cấu thành như: Trọng lượng nhẹ, có thể chống nước, cách nhiệt tốt, khó bị oxy hóa. Do đó, nó thường được dùng để thay thế những vật liệu khác trong xây dựng, nội thất như: Làm đồ nội thất, biển quảng cáo, làm vách ngăn nhựa… với độ bền lên đến hàng chục năm.

  • PU Foam:

PU foam còn được gọi là mút xốp, nó giống như chất liệu nhựa dạng bọt được tạo ra từ hai loại chất lỏng đó chính là hỗn hợp chất Polyol pha trộn cùng các chất khác như Polymethylene, Isocyanate và Polyphynyl. Nó có tác dụng làm giảm áp lực, tăng độ đàn hồi và giúp cơ thể nâng cao và hỗ trợ lưu thông máu.

  • PE Foam:

Là hỗn hợp nguyên liệu được làm từ Polyethylene và Foam giúp cho mút mỏng nhưng có tính mềm mại, dẻo dai cùng độ mềm cực tốt. Do đó, chúng dễ dàng tái chế cũng như có độ bền cao nhất trong các loại Foam. Hình dạng của PU Foam được thiết kế theo từng mục đích sử dụng.

Hiện nay, PE thường được ứng dụng để làm bao bì đóng gói sản phẩm, có thể thay thế cho chất liệu nilon, cao su và các chất khác. Chúng có giá rẻ và cũng có thể tái chế lại mà không bị mất đi thuộc tính hóa học và cấu trúc của mình.

  • Memory Foam:

Được nghiên cứu phát minh từ năm 1966, Memory ra đời nhằm giảm thiểu áp suất trong không gian để bảo hộ cho các phi hành gia trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Cho đến nay, nó đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực chăn ga gối nệm nói riêng.

Ưu điểm của Memory Foam là có khả năng khử mùi hiệu quả, ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn gây hại và chống dị ứng, an toàn và thân thiện với sức khoẻ con người.

Trong ngành, memory foam được gọi nôm na là mút hoạt tính được kết hợp chủ yếu từ Polyurethane cùng chất phụ gia khác nhằm tăng độ dẻo dai và đàn hồi cho vật liệu. Nhờ đó, khi làm nệm chúng được nhiều người ví là nệm cao su non, nệm cao su nhân tạo.

Nệm memory foam dẻo dai, đàn hồi, điều hòa thân nhiệt, nâng đỡ cột sống, kích thích tuần hoàn máu hiệu quả, giúp cho người nằm ngủ sâu giấc và sảng khoái mỗi ngày.

     1.4. Ứng dụng của chất liệu Foam

Nhờ sự thân thiện và có các dạng cấu trúc, biến thể đa năng, hiệu quả cao, nên chất liệu foam được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như: Dùng để chế tạo các vật liệu xây dựng, vỏ bọc cáp ngầm, thiết bị điện tử, làm tấm lót cho các loại quần áo thêm phần dẻo dai, làm chăn ga gối đệm.

2. Nệm Foam là gì?

     2.1. Sơ lược về nệm Foam

Loại đệm này nguyên liệu chính đó là mút hay bọt xốp. Tên gọi khác là Foam với đặc tính chung  là dẻo với khả năng co giãn cực cao. Vỏ bọc của đệm đó là lớp vải sinh học cao cấp có tác dụng bảo vệ lõi Foam tránh khỏi tác động trực tiếp với môi trường sống xung quanh.

     2.2. Cấu tạo của nệm Foam

Nệm foam có nhiều cấu trúc như là nệm phẳng hoặc nệm gấp 2, nệm gấp 3 và và có trọng lượng nhẹ hơn khá nhiều so với đệm cao su, đệm lò xo nên tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản.

Sở hữu các đặc tính tuyệt vời của cấu trúc bên trong như đàn hồi tốt, nâng đỡ tốt, thân thiện… nên dem Foam luôn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu tuyệt đối mỗi khi nằm ngủ chứ không hề gây bí bách hay khó chịu.

Dù là ở cấu trúc dạng lỗ hổng hay dạng kín thì đều có chỗ để các luồng khí chạy xuyên qua, vì thế không gây hầm nóng và bức bí, giúp cột sống luôn được nâng đỡ. Tuy nhiên có rất nhiều loại nệm Foam với cấu trúc mềm, ít mềm, cứng… khác nhau. Do đó cần phải lựa chọn kỹ, hỏi đáp kỹ với người bán để có thể mua được chiếc nem foam phù hợp nhất.

Cụ thể:

Người hay nằm nghiêng: Chọn nệm từ mềm vừa phải để nâng đỡ tối ưu vai và hông xuống dưới.

Người nằm ngửa: Thường thích đệm cứng vừa phải, nếu như nằm nệm mềm quá thì toàn bộ cơ thể sẽ bị lõm xuống bề mặt nệm làm cho xương không được ở trạng thái bình thường, từ đó dễ gây đau xương, uể oải.

Người nằm sấp: Phù hợp với các loại đệm cứng hơn để lưng không quá cong vì đã có bụng nâng đỡ rồi.

     2.3. Đặc điểm của nệm Foam

  • Siêu nhẹ

Foam là loại vật liệu siêu nhẹ với cấu trúc bọt khí nên những chiếc nệm làm từ chất liệu này có kích thước gọn nhẹ.

  • Khả năng giảm áp lực

Với độ đàn hồi cao, nệm Foam làm giảm áp lực lên bề mặt khi nằm ngủ, điều này luôn được thể hiện rõ nét, qua đó giúp tránh được tình trạng đau nhức, mỏi lưng, tuần hoàn máu hiệu quả.

  • Độ bền cao

Nệm Foam có độ bền rất cao, có thể được kéo dài sử dụng từ 5 – 10 năm. Cao hơn rất nhiều so với các dòng nệm bông ép, nệm PE. Nó cũng không có cấu tạo như nệm lò xo nên không sợ bị vỡ cấu trúc hay khó khăn khi di chuyển.

  • Thân thiện với môi trường

Nệm foam hoàn toàn tốt cho sức khỏe, không gây mùi khó chịu hay độc hại, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm được nguồn năng lượng và chi phí cao khi dùng nệm cao su thiên nhiên, đồng thời giảm được lượng lớn khí thải ra ngoài gây ô nhiễm.

Mẫu đệm được làm bằng foam cao cấp có độ bền cực tốt. Trải qua thời gian sử dụng đệm không hề bị lún võng mà vẫn bảo toàn nguyên độ đàn hồi cũng như lúc ban đầu nhờ độ năng phục hồi nguyên liệu hiện trạng cực tốt của chất liệu làm đệm này.

Xem thêm

Chọn mua theo thương hiệu

X